Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Ước số chung lớn nhất - Bội số chung nhỏ nhất

Thuật toán tìm ước số chung lớn nhất - bội số chung nhỏ nhất


Khái niệm: Ước số chung lớn nhất của hai số nguyên a và b, ký hiêu là USCLN(a, b), là số nguyên d lớn nhất mà cả a và b đều chia hết cho d.

Công thức: USCLN(a, b) = USCLN(b, a mod b)

Nhận xét: Công thức đệ quy trên sẽ dừng khi b=0 và kết quả là a

Chương trình:
#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;

int USCLN(int a, int b) {
  if (b==0) return a;
  return USCLN(b, a%b);
}


Khái niệm: Bội số chung nhỏ nhất của hai số nguyên a và b, ký hiêu là BSCNN(a, b), là số nguyên d nhỏ nhất mà d đều chia hết cho cả a và b.

Công thức: BSCNN(a, b) = (a*b)/USCLN(a, b)

Nhận xét: Cả a và b đều chia hết cho USCLN(a, b) nên chúng ta có thể viết lại công thức trên để tránh việc tràn số khi tính toán phép nhân trước: BSCNN(a, b) = a/USCLN(a, b)*b;

Chương trình:
#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;

int BSCNN(int a, int b) {
  return a/USCLN(a, b)/b;
}

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Phân tích thừa số nguyên tố

Thuật toán phân tích thừa số nguyên tố


Chức năng: Phân tích số nguyên n thành các thừa số nguyên tố



Chương trình:
#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;

vector<int> p, alpha;

void Factor(int n) {
  if ((n<=1000000 && isPrime[n]) || (n>1000000 && IsPrime(n) == true)) {
    p.push_back(n); alpha.push_back(1);
    return;
  }

  int i=0;
  while (n>1) {
    while ((i<primes.size()) && (n%primes[i]!=0)) i++;

    if (i==primes.size()-1) {
      p.push_back(n); alpha.push_back(1);
      return;
    }

    int count=0;
    while (n%primes[i] == 0) {
      count++; 
      n = n/primes[i];
    }

    p.push_back(primes[i]); alpha.push_back(count);

    if ((n<=1000000 && isPrime[n])) {
      p.push_back(n); alpha.push_back(1);
      return;
    }
  }
}

Kiểm tra số nguyên tố

Thuật toán kiểm tra số nguyên tố


Chức năng: Kiểm tra số nguyên n có phải là số nguyên tố không

Thuật toán 1: Kiểm tra số n có chia hết cho các số i, số nguyên i chạy từ 2 đến sqrt(n), hay không
Thuật toán 2: Cải tiến giá trị của biến chạy i
Số nguyên i luôn có một trong các dạng sau:
  (1) 6k+1, 6k-1
  (2) 6k+2, 6k-2
  (3) 6k+3, 6k-3

Trường hợp i có dạng 6k+2, 6k-2, lúc đó i chia hết cho 2. Nếu n chia hết cho i thì n chia hết cho 2
Trường hợp i có dạng 6k+3, 6k-3, lúc đó i chia hết cho 3. Nếu n chia hết cho i thì n chia hết cho 3

Chúng ta kiểm tra trường hợp i có dạng (1) và (2) riêng bằng cách kiểm tra n có chia hết cho 2 hay 3 không

Sau đó chúng ta xét i có dạng (3), tức là i có giá trị: (5, 7), (11, 13), (17, 19), ...

Độ phức tạp: O(sqrt(n))


Chương trình:
#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;

bool IsPrime(int n) {
  if (n<2) return false;
  if (n==2 || n==3) return true;
  if (n%2==0 || n%3==0) return false;

  for (int i=5; i*i<=n; i+=6)
    if (n%i==0 || n%(i+2)==0) return false;

  return false;
}

Nếu chúng ta đã tính sàng nguyên tố hoặc việc tính sàng nguyên tố không ảnh hưởng độ phức tạp của thuật toán cả chương trình thì chúng ta có thuật toán kiểm tra số nguyên tố sau hiệu quả hơn bằng cách xét xem n có chia hết các số nguyên tố không.

#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;

bool IsPrime(int n) {
  if (n<2) return false;
  if (n<=1000000) return isPrime[i];

  for (int i=0; primes[i]*primes[i]<=n; i++)
    if (n%primes[i]==0) return false;

  return false;
}

Sàng nguyên tố Eratosthenes

Thuật toán Sàng nguyên tố Eratosthenes


Chức năng: Sàng nguyên tố Eratosthenes có hai chức năng
(1) Liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn hay bằng n
(2) Tạo mảng dùng để truy vấn kiểm tra môt số có phải là số nguyên tố hay không


Độ phức tạp: O(N*loglogN)


Chương trình:

#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;

bitset<1000000+10> isPrime;
vector<int> primes;

void Eratosthenes(int n) {
  isPrime.set(); isPrime[0]=isPrime[1]=false;
  for (int i=4; i<=n; i+=2) isPrime[i]=false;

  for (int i=2; i*i<=n; i++)
    if (isPrime[i])
     for (int j=i*i; j<=n; j+=i) isPrime[j] = false;

  for (int i = 2; i <= n; i++) if (isPrime[i]) primes.push_back(i);
}

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Các khía cạnh của toán học

Toán học có 3 khía cạnh:
1. Các cấu trúc (biểu diễn, mô tả): cấu trúc đồ thị, cấu trúc nhóm (cấu trúc đối xứng), cấu trúc số phức, cấu trúc số tự nhiên, ... Cần phải học cách phân tích các cấu trúc, tìm các cấu trúc thích hợp.
2. Các đại lượng (con số, các phép toán, các đo lường, tính toán)
3. Các thuật toán (phương pháp tiếp cận, chiến lược, các bước)


Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Rendering các tài liệu đẹp với calibre

Có những lúc chúng ta có nhu cầu chuyển ebook file (mobi, epub) sang file pdf (để gởi cho bạn bè hay để in ấn ra giấy đọc). Có nhiều phần mềm khác nhau để làm việc này, nhưng có một phần mềm vừa cho phép đọc file ebook vừa cho phép chuyển sang các định dạng khác nhau, đồng thời lại free nữa. Đó chính là phần mềm có tên Calibre.

Calibre cho phép chúng ta can thiệp, điều chỉnh rất nhiều phần khác nhau trong quá trình chuyển đổi file. Điều này làm cho phần mềm Calibre vừa mạnh mẽ, vừa làm cho nó trở nên phức tạp đối với những người không chuyên.

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chuyển file ebook sang định dạng PDF đẹp như mong đợi.

Bước 1. Chọn file muốn chuyển đổi


Bước 2. Chọn kiểu file muốn chuyển sang và Font chữ



Bước 3. Định dạng Text


Bước 4. Thiết lập Page Setup

Bước 5. Thiết lập PDF Output

Nhấn OK để bắt đầu chuyển đổi định dạng.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Một bài lý giải tại sao người tốt lại gặp đều không may. 

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt”, bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và Gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

- Nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Từ Đạo Tâm

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Chấm điểm

Sưu tầm được bài viết "Chấm điểm" của tác giả Nguyễn Huỳnh Mai thấy đúng ý nghĩ của mình nên chép về đây để làm tài liệu tham khảo. Đúng là phải tận dụng việc chấm điểm như là công cụ để học hỏi chứ không phải là công cụ thể hiện quyền lực của thầy/cô giáo.

Bàn về cách thức “chấm điểm” học trò

(Dân trí) - Sau 30 năm đi dạy và nghiên cứu về giáo dục, tôi vẫn chưa tìm được một phương pháp chấm điểm trò một cách thật hữu hiệu, công bằng và khách quan.

Tôi vẫn thường kể thí dụ sau đây cho sinh viên: đưa một bài luận văn của một thí sinh Tú Tài ở Pháp cho ba giám khảo khác nhau với những tiêu chỉ chấm điểm rỏ ràng : ba giám khảo này sẽ cho ba điểm khác nhau. Cũng với một bài luận văn, đưa cho một giám khảo ở hai lúc khác nhau, giám khảo này sẽ cho hai điểm khác nhau.

Vai trò chấm điểm của thầy?
Đứng trên bục giảng, đối diện với những chờ đợi của học trò, người đi dạy có rất nhiều việc phải làm, có rất nhiều trách nhiệm chứ không phải chỉ truyền dạy kiến thức. Trong tất cả những việc phải làm, riêng bản thân tôi rất “kỵ” vai trò chấm điểm, phê phán hay xếp hạng học trò. Tôi vẫn nghĩ rằng trường học là nơi đào tạo, là nơi để trẻ học làm người, là nơi để các em phát triển khả năng và là nơi để các em sống hạnh phúc nữa. Chứ không phải là nơi để bị hay được phê phán, thưởng hay phạt.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Đồng thời tôi cũng biết rằng xã hội không phải là một thiên đường, là một cái gì lý tưởng, chỉ có trong truyện thần tiên. Trường học cũng phải có ít nhất một phần tối thiểu luật lệ và chế tài. Để có thể hoạt động bình thường và cũng để chuẩn bị cho các em ra đời, đối mặt với xã hội. Có những học trò cần phải thi mới học.

“Cần phải thi mới học” - Không phải bẩm sinh các em có nhu cầu này - Có thể vì văn hóa xã hội đã gây nên tình trạng ấy : vì xã hội xem trọng bằng cấp nên người đi học phải thi đổ. Cứu cánh của sự học thành ra “để thi đổ”  và trường học trở nên lò luyện thi ... 

Nhưng ngay ở Bỉ, cũng có nhiều học trò chỉ học vì phải thi. Thế nhưng từ từ, một số nhà sư phạm bắt đầu lên tiếng phân tích mọi mặt của vấn đề thi cử, đánh giá học trò, đánh giá quá trình học và đồng thời đề nghị vài phương pháp nhỏ để việc “chấm điểm” học trò được thực hiện hoàn chỉnh hơn.

Từ những thập niên 60, nhiều tiếng nói đã  đề nghị về những phương thức để chấm điểm học trò mà nổi tiếng nhất có lẻ là những bài thi trắc nghiệm (QCM)  được xem như là một hình thức dễ áp dụng, học trò không cần khả năng viết bài, có thể bao phủ hết chương trình của môn học lại dễ chấm, sáng sủa, ít nhầm lẫn...

Thế nhưng việc chấm điểm học trò không phải chỉ là công cụ chấm điểm (thực ra mỗi hình thức - câu hỏi mở, trắc nghiệm, thi viết, thi vấn đáp, ... - đều có cái khả thi và cái bất khả thi) mà sâu xa hơn nhiều. Có những điểm làm cho học trò sung sướng nhận bằng cấp, cũng như có những điểm ám ảnh người đi học trong suốt quảng đời còn lại (tiếng Pháp gọi là névrose d'échec – bệnh ám ảnh thất bại?). Dĩ nhiên đấy là hai thái cực.

Chấm điểm cái gì ?
Một số đông người đi dạy chỉ chấm điểm khả năng lặp lại (savoir-restituer) vốn hiểu biết đã thu thập được thầy truyền cho. Nói một cách quá đáng, tôi thường bảo rằng học trò của tôi không phải là những con vẹt, chúng không phải lặp lại những gì tôi đã giảng.

Các giáo sư, nhất là giáo sư các môn khoa học như Toán, Vật lý, ... chấm điểm khả năng ứng dụng (savoir-appliquer)  qua các bài tập, ...

Cao hơn tí, nhiều đồng nghiệp tôi đòi ở học trò khả năng làm việc (savoir-faire)  tức là thêm vào đó sự sáng tạo, dấu ấn riêng của các em khi đứng trước một hoàn cảnh phức tạp hơn để đi đến giải pháp thích hợp (chẳng hạn học nhạc pháp lý thuyết, sau đó sáng tác).

Học là để làm người, có học thì có thể có xu hướng làm người trọn vẹn hơn (nhờ những môn như triết học, chính trị học, kinh tế, xã hội học nếu chấm điểm được khả năng đó (savoir-être)  thì rất hay.

Những điều nói trên có vẻ lý thuyết nhưng chúng thể hiện được sự đa dạng của những gì học trò lĩnh hội được ở trường. Đa dạng đến nổi mà người đi dạy phải biết những giới hạn của cái điểm mình cho học trò.

Chấm điểm chỉ là một dấu ghi nhận, có giá trị tương đối,  rằng ở khoảng thời gian nào đó, người học trò đã lĩnh hội / hay không lĩnh hội được một số hành trang hiểu biết mà thầy chờ đợi. Học trò kém một môn không có nghĩa là em ngu hay dốt.

Chấm điểm chế tài hay chấm điểm để phát triển?
Hình thức thứ nhất – chế tài – là để cho lên lớp, để cấp bằng. Chấm điểm ở cuối học trình. Sau đó trò nào đậu thì mừng với kết quả,   còn những trò khác thì không biết tại sao mình thi rớt .

Hình thức thứ hai - để phát triển - chấm điểm để thấy chỗ nào đã hiểu hết, đoạn nào đã suôn sẻ và chỗ nào chưa thấu đáo hầu làm lại, đào sâu hơn để thấu đáo. Sau khi thi, với bài thi trên tay, thầy và trò phân tích để hiểu thêm, học cách khác, thay đổi phương pháp chẳng hạn,  để kết quả tốt hơn.
Nói một cách cực đoan : nếu chỉ chấm điểm kiểu chế tài, trò nào không đủ điểm phải ngồi lại lớp, phải thi lại, ...  việc ngồi lại lớp, mất một năm, nhiều khi không có ích lợi gì vì thầy và trò vẫn không hiểu những “nguyên nhân” của bảng điểm xấu để có thể làm tốt hơn.

Đi vào cụ thể?
Tôi chưa bao giờ đề nghị từ bỏ việc chấm điểm chế tài ở cuối học trình  mặc dù hình thức này có nhiều điểm tiêu cực.

Tôi chỉ đề nghị thêm vào đó, nhiều cuộc chấm điểm trong suốt học trình để thầy và trò “nắm vững tình hình” để mà cùng đi tiếp, để có thể “trở tay” đúng lúc, tìm hình thức thay đổi khi có vấn đề. Chấm điểm và đào tạo thành “một công mà hai việc” liên đới với nhau. Thế ta sẽ tránh được tình trạng đậu hay rớt ở cuối học trình mà tất cả các trò “đều xong học trình”.

Lý thuyết có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được 12 năm học không có thi “tốt nghiệp” (tương đương với trung học bên nhà)  nước Bỉ đã qua một quá trình làm thử, thay đổi, ... với khả năng cung cấp không những giáo dục cưỡng bách cho tất cả đến 18 tuổi mà còn cung cấp những trường thích hợp (phổ thông, kỷ thuật hay chuyên nghề, ... ) tùy theo nhu cầu và khả năng của mỗi trò.

Việc chấm điểm trong học trình cần được thầy và trò thống nhất trong tư duy. Nếu thầy nêu rõ mục đích, chỉ tiêu của môn mình dạy, truyền cho trò những cách để đánh giá quá trình học thì cả thầy và trò đều có thể đồng trách nhiệm, một loại “khế ước” giửa thầy và trò.  Sự “được người lớn tin cậy, tín cẩn” làm trẻ “lớn” hẳn lên, cố xứng đáng niềm tin đó. Trẻ con nhờ thế có thể trưởng thành sớm hơn ta tưởng tượng, nắm vận mệnh học hành trong tay.

“Chấm điểm” trở thành, ít nhất là một phần, “tự chấm điểm” và trong chừng mực ấy, không còn là một công cụ thể hiện “quyền lực của thầy” .

Từ một chuyện chuyên thuần giáo dục, chấm điểm trò cũng là một vấn đề liên hệ đến xã hội, văn hóa và đạo đức.

Cá nhân và kinh nghiệm riêng ?
Tôi có dùng “chấm điểm-trả bài” (évaluation-restitution) cho những sinh viên năm đầu đối với những hiểu biết căn bản cần có. Trước kỳ thi, các em được chuẩn bị về hình thức các câu hỏi, những gì tôi chờ đợi, tiêu chuẩn chấm điểm, ... Những sinh viên khác, tôi dùng hình thức thi với sách và tài liệu mở (examen à livres ouverts) và cuối cùng thì tôi chấm điểm những nghiên cứu của sinh viên.
                                                           
Nguyễn Huỳnh Mai <huynhmai@poirrier.be> 

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Nhớ

Chỉ có một người nuôi nấng, chăm lo cho ta suốt cuộc đời
Chỉ có một người thương yêu, lo lắng cho ta suốt cuộc đời
Chỉ có một một tình yêu vô điều kiện, mà ta ít khi nhận ra
... Và chỉ có một nỗi buồn, nỗi nhớ luôn theo ta suốt cuộc đời này.

Video 1. Mẹ



Video 2. Nhật ký của Mẹ


Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Mở file trong Code::Blocks

Thay đổi chương trình dùng để mở file trong Code::Blocks

Khi bạn dùng Code::Blocks mở một file có đuôi không phải là *.c, *.cpp thì Code::Block yêu cầu chọn:
- Select an external program to open it
- Open it with the associated application
- Open it inside the Code::Blocks editor


Nếu chúng ta chọn "Select an external program to open it" thì lần sau dùng Code::Blocks để mở file có đuôi đó thì Code::Blocks sẽ dùng chương trình "external" trước đó để mở file.

Nếu muốn mở file đó trong Code::Blocks ta dùng cách sau:
- Chọn Settings menu, Enviroment

- Chọn Files extension handling, Chọn đuôi trong Registered wildcards, Chọn "Open it in a Code::Blocks"