Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Một gợi ý để tìm hướng đến lời giải

MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ TÌM HƯỚNG ĐI ĐẾN LỜI GIẢI

Gợi ý 1. Lấy nhiều ví dụ và tự giải các ví dụ đó, qua đó
- Hiểu rõ bài toán hơn
- Hình dung quá trình tính toán ra kết quả
- Tìm được quy luật của kết quả với từng input tương ứng
- Quan sát những mỗi quan hệ giữa giả thuyết và kết luận

Gợi ý 2. Thay vì lấy các ví dụ cụ thể, chúng ta thử dùng các ký hiệu như bài toán mô tả
Qua đó có thể gợi ý cho chúng ta các mối quan hệ mà đôi khi nếu thế các số cụ thể chúng ta không thấy được.

Gợi ý 3. Vẽ hình những giả thuyết bài toán cho
Thay vì nhìn các con số, các ký hiệu, chúng ta thử vẽ các hình mà bài toán cho, rồi sau đó thử giải bằng hình ảnh đã vẽ. Từ đó có thể gợi ý cho chúng ta cách giải quyết bài toán.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Phương pháp tìm số

PHƯƠNG PHÁP TÌM SỐ

Bài toán: Cho các ràng buộc A, B, C, ... hãy tìm một số x thỏa các ràng buộc đã cho

Có hai phương pháp cơ bản để giải quyết bài toán trên.
- Phương pháp thứ nhất là xét từng số x, rồi kiểm tra có thỏa điều kiện A, B, C, ... không, hay cũng có thể chọn 1 điều kiện A làm chuẩn để giới hạn miền x rồi mới quét x để kiểm tra xem x có thỏa điều kiện B, C, ... không
- Phương pháp thứ hai làm xem x gồm có n chữ số: x=x1, x2,...,xn. Rồi tìm từng chữ số một x1, rồi x2, ... cuối cùng là xn. Hẫy cũng có thể tìm x1, rồi tìm x1x2, rồi x1x2x3, ... rồi cuối cùng là x1x2...xn

Tóm tắt hai phương pháp:
Phương pháp 1: xét miền giá trị của x
- Chọn điều kiện A để tìm các số có thể của x thỏa điều kiện A
- Xét các số x thỏa điều kiện A và kiểm tra xem có thỏa điều kiện B, C, ... không

Phương pháp 2: tìm từng chữ số của x
- Xem x=x1,x2, ..., xn
- Xét x1 có bao nhiêu khả năng, chọn những x1 nào thỏa điều kiện A, B, C, ...
- Xét x1x2 có bao nhiêu khả năng, chọn x1x2 nào thỏa điều kiện A, B, C, ...
...
Cho đến khi tìm được giá trị x cần tìm

Quản lý thời gian

QUẢN LÝ THỜI GIAN


Bước 1. Xác định các mục đích cuộc sống
- Phát triển bản thân:
  + Chuyên môn, Quản lý
  + Tư duy: tư duy logic, phương pháp học tập
  + Tĩnh tâm
  + Sức khỏe
- Gia đình: dạy con, chăm sóc gia đình
- Công việc

Bước 2. Xác định các nhiệm vụ quan trọng
- Số lượng: khoảng 2-3 nhiệm vụ
- Tiêu chuẩn của nhiệm vụ: theo tiêu chuẩn SMART:
  + Cụ thể
  + Đo lường được
  + Có thể đạt được
  + Thích đáng với hoàn cảnh cụ thể
  + Có thời hạn cụ thể

Bước 3. Lên lịch hoạt động tuần
- Gán nhiệm vụ với thời gian cụ thể trong tuần

Bước 4.
... còn tiếp

Tìm kiếm nhị phân và ứng dụng

TÌM KIẾM NHỊ PHÂN

Bài toán 1. Cho dãy a[1], a[2], ..., a[n] không giảm. Hãy tìm vị trí trong dãy a có giá trị bằng x.
Thuật toán: binary_search(a.begin(), a.end(), x)



Bài toán 2. Cho dãy a[1], a[2], ..., a[n] không giảm. Hãy tìm vị trí nhỏ nhất trong dãy a có giá trị lớn hơn hay bằng x.
Thuật toán: lower_bound(a.begin(), a.end(), x)


Bài toán 3. Cho dãy a[1], a[2], ..., a[n] không giảm. Hãy tìm vị trí nhỏ nhất trong dãy a có giá trị lớn hơn x.
Thuật toán: upper_bound(a.begin(), a.end(), x)


Ứng dụng của lower_bound và upper_bound
1. Tìm đoạn phần tử giá trị bằng x
vector<int>::interator l, r;
int left, right;

l = lower_bound(a.begin(), a.end(), x);
r = upper_bound(a.begin(), a.end(), x);

left = l-x.begin();
right = r-x.begin()-1;

2. Đếm số lượng phần tử nhỏ hơn x
left = lower_bound(a.begin(), a.end(), x);
nums= left-a.begin()-1;

2. Đếm số lượng phần tử lớn hơn x
right = lower_bound(a.begin(), a.end(), x);
nums= a.end()-right;

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Quản lý là gì?

QUẢN LÝ LÀ GÌ?


Người làm quản lý là người có nhiệm vụ:
  1. Xác định mục tiêu
  2. Cung cấp, tổ chức các nguồn lực
  3. Khích lệ nhân viên
  4. Giám sát các kết quả
  5. Cải thiên hiệu quả làm việc

Cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu: xác định mục tiêu của tổ chức, của đơn vị, của nhóm làm việc, của mọi nhân viên của mình.
- Cung cấp, tổ chức các nguồn lực: cung cấp, tổ chức các nguồn lực để thực hiện được các mục tiêu
- Khích lệ nhân viên: trao đổi và khích lệ để nhân viên hoàn thành các mục tiêu đặt ra
- Giám sát các kết quả: giám sát các kết quả làm việc của nhân viên so với mục tiêu đã đặt ra
- Cải thiên hiệu quả làm việc: cải thiện hiệu quả làm việc bằng cách phát triển năng lực bản thân và năng lực của nhân viên

Mỗi nhiệm vụ của người quản lý đề ra ở trên cần phải được thực hiện hiệu quả. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của người quản lý, chúng ta cần tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến từng nhiệm vụ trong các công trình nghiên cứu.

Lý do chia sẽ kiến thức

LÝ DO CHIA SẼ KIẾN THỨC


Tại sao chúng ta nên chia sẽ những gì chúng ta biết?

Lý do người ta chia sẽ kiến thức và nên chia sẽ kiến thức là:
1. Để giúp đỡ những người cần có kiến thức đó
Giúp đỡ mọi người có thể xuất phát từ:
- Những khó khăn mà mình đã gặp phải, nhưng không tìm được ai, tài liệu nào để hỗ trợ cho chúng ta. Nên chúng ta chia sẽ chỉ đơn giản là để giúp đỡ những ai  gặp phải những khó khăn như chúng ta đã gặp.
- Xuất phát từ tâm lý cá nhân là cảm thấy mình có giá trị khi khi mình có thể giúp đỡ được ai đó.

2. Chia sẽ kiến thức là một phương pháp học hiệu quả:
Chúng ta học lần thứ nhất khi chúng ta giải quyết vấn đề. Khi chúng ta giải quyết vấn đề chúng ta sẽ phân tích vấn đề, rồi chọn mô hình đã biết để giải quyết khó khăn trước mắt. Khi không giải quyết được chúng ta chọn lại mô hình khác, hay dựa trên những logic phân tích được chúng ta tinh chỉnh lại phương pháp đã có để giải quyết vấn đề. Qua việc giải quyết vấn đề như vậy chúng ta sẽ học cách phân tích đề, học cách chọn mô hình, học cách tinh chỉnh mô hình, nhưng mục tiêu cuối cùng chúng ta nhắm tời là giải cho được vấn đề đang gặp, còn quá trình đi đến lời giải vấn đề có mức đô ưu tiên thấp hơn.

Chúng ta học lần thứ hai khi chúng ta có thời gian suy ngẫm lại vấn đề đã giải quyết. Khi chúng ta chia sẽ kiến thức (như viết blog, viết sách, giảng dạy, ...) đó là cơ hội tuyệt vời để chúng ta suy ngẫm lại. Bằng phương tiện chia sẽ, chúng ta sẽ:
  + Suy ngẫm, nghiền ngẫm lại những điều đã biết
  + Nhìn nhận lại quá trình suy nghĩ, và đặt ra những câu hỏi như: vấn đề cốt lõi ở đây là gì? Tại sao đi theo con đường đó thì giải quyết vấn đề? Tạo sao chúng ta bị chi phối làm đi lạc khỏi lời giải của vấn đề, ...
  + Liên kết những ý tưởng khác lại với nhau
  + Sắp xếp lại ý tưởng cho rành mạch

Như vậy, việc chia sẽ kiến thức vừa là cơ hội để giúp đỡ người khác, vừa là cơ hội để nghiền ngẫm, học tập để thấu hiểu vấn đề hơn.